Tại thông báo kết luận cuộc họp cơ chế mua bán điện trực tiếp (DDPA),ínhphủgiụcBộCôngThươngsớmracơchếmuabánđiệntrựctiếiphone 7 plus cũ Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ trưởng Công Thương rút kinh nghiệm, rà soát làm rõ một số nội dung thuộc thẩm quyền ban hành và đẩy nhanh các thủ tục để sớm đưa ra cơ chế này.
Theo Phó thủ tướng, việc ban hành cơ chế DDPA là nhiệm vụ cấp bách liên quan đến hiệu quả kế hoạch đầu tư phát triển nguồn điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Thực tế, cơ chế này được nhiều nước áp dụng và phù hợp yêu cầu phát triển thực tế tại Việt Nam, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Luật Điện lực và các quy định về nguyên tắc hoạt động của thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Lãnh đạo Chính phủ lưu ý, với nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Công Thương phối hợp với đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về năng lượng, và đề xuất đưa vào Nghị quyết giám sát này nội dung "sớm giao Chính phủ ban hành cơ chế DDPA là nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay". Bộ Công Thương được yêu cầu báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/10.
Năm 2021, Bộ Công Thương từng lấy ý kiến dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp, với công suất định thí điểm 1.000 MW. Theo đó, bên mua và bán đàm phán, thỏa thuận mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện mặt trời, điện gió thông qua hợp đồng kỳ hạn có giá. Giao dịch mua bán điện sẽ được thực hiện qua thị trường điện giao ngay, vận hành theo quy định thị trường bán buôn điện cạnh tranh của Bộ Công Thương.
Ở thời điểm đó, nhiều tập đoàn lớn như Samsung đề xuất được tham gia thí điểm cơ chế này.