Nguyễn Văn Cường,Độclạchàngtraivẽtranhchândungbằngtócmuốivànướwstar77 sinh viên năm nhất Trường ĐH Sư phạm nghệ thuật Trung ương (Hà Nội), có niềm đam mê hội họa từ nhỏ. Năm học lớp 8, Cường đã bắt đầu tìm hiểu và tập những nét vẽ đầu tiên bằng bút chì. Mục đích chỉ để khoe với bạn bè rằng bản thân vẽ đẹp.
Ngoài tự tập vẽ, Cường còn học hỏi kinh nghiệm từ anh trai học ngành kiến trúc. Những bức tranh ban đầu của Cường theo phong cách hoạt hình về nhân vật và không gian xung quanh nơi ở. Cường còn tập thêm phong cách vẽ bằng những chữ cái tiếng Việt (tức là tranh được ghép từ hàng hàng chữ cái lại với nhau). Bức tranh đầu tiên của Cường vẽ về Sơn Tùng M-TP.
"Bức đầu tiên tôi vẽ mất 3 ngày mới hoàn thành. Sau bức tranh ca sĩ Sơn Tùng M-TP, tôi được nhiều người khen và ủng hộ nên coi đây là hướng đi mới", Cường chia sẻ.
Theo Cường, khó nhất ở tranh bằng chữ là cần độ tỉ mỉ, người vẽ phải kiên trì, ngồi viết từng chữ để tạo thành bức tranh. Thậm chí, nhiều lúc không ưng ý, Cường vẽ lại và không nhớ phải thực hiện bao nhiêu lần để có một tác phẩm hoàn thiện. Thông thường Cường chọn vẽ chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh, những người nổi tiếng như: ca sĩ, cầu thủ bóng đá, các nhân vật trong phim ảnh… Khi khắc họa chân dung, chàng trai này thường dùng ít nhất 2.000 chữ cái, trong khoảng thời gian 5-6 giờ đồng hồ.
Chưa dừng lại, ngoài vẽ tranh bằng chữ, Cường còn thử sức thêm ở những vật khác như: tóc, hoa, muối, tỏi, cát, tăm xỉa răng và nước chanh… để trở nên khác biệt và độc đáo hơn.
"Tôi bắt đầu vẽ những bức tranh từ những bình luận thử thách của cộng đồng mạng. Hễ ai bình luận yêu cầu vẽ tranh chân dung gì, chất liệu ra sao thì tôi sẽ thử. Tranh đầu tiên tôi vẽ là cát, sau đó đến muối rồi tóc…", Cường nói.
Cường cho biết thêm tạo hình từ những chất liệu trên đều có những khó khăn riêng. Ví dụ như vẽ bằng tóc thì cái khó là luôn bị kết dính vào nhau, tóc dễ bị bay khi gặp gió làm sai lệch hình. Còn vẽ bằng cát và muối thì giống nhau và dễ hơn tóc một chút. Có những chi tiết như mắt, mũi tôi mới nhờ đến cọ, còn lại chủ yếu dùng tay để vẽ là chính.
Cường nói rằng độc đáo nhất vẫn là tranh vẽ bằng muối và nước chanh. Bởi 2 chất liệu này không màu, trong suốt và được thể hiện trên giấy trắng A4. Do đó, khi vẽ Cường phải tưởng tượng, ước lượng từng đường nét, nếu lệch một chút thì bức tranh sẽ hư và phải làm lại từ đầu.
Sau khi hoàn thành chàng trai này phải dùng nhiều thủ thuật khác mới ra hình hài bức tranh hoàn chỉnh. Với vẽ bằng muối, Cường phải chụp hình lại bức tranh, đưa vào phần mềm photoshop và chỉnh chế độ âm bản thì tranh mới hiện rõ hình ảnh. Trong khi đó, với nước chanh, Cường dùng phản ứng oxy hóa. Tức là để tranh lên một chiếc nồi đang đun sôi nước, hoặc chiếc bếp, khi có nhiệt độ nóng sẽ khiến nước chanh chuyển sang màu nâu, từ đó tranh sẽ hiện nguyên hình. Cậu đánh giá độ khó khi sử dụng 2 chất liệu này cũng ngang với vẽ bằng tóc.
Trong suốt nhiều năm vẽ tranh, Cường cũng có trong tay hơn 300 bức ảnh chân dung. Tuy vậy, cậu vẫn tâm đắc nhất là bức chân dung về Bác Hồ. Bức tranh này Cường vẽ bằng tên 63 tỉnh thành của Việt Nam sau 3 ngày miệt mài. Đây cũng là bức tranh chân dung Cường nhận được nhiều lời khen, đánh giá cao của người xem và cũng như các chữ cái ý nghĩa của nó bởi là sự sáng tạo, sự cần mẫn trong suốt thời gian qua.
Hiện tại, ngoài việc học ở trường, Cường dành thêm thời gian để vẽ chân dung theo yêu cầu nhằm kiếm thu nhập trang trải việc học và rèn luyện tay nghề. Về mục tiêu trong tương lai, Cường bày tỏ sẽ theo đuổi hội họa, nhất là vẽ chân dung bằng các chữ cái và các chất liệu độc lạ khác.