Tại Hội thảo với chủ đề "Nâng cao năng lực phòng,Đấutranhvớihànggiảtrênmặttrậnthươngmạiđiệntửole777 chống và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử" do Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức ngày 15.11, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, cho biết trong 2 - 3 năm trở lại đây, tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng lậu qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội là vấn đề rất "nóng", tác động đến việc kinh doanh trực tiếp tại các cửa hàng, cửa hiệu. Số vụ vi phạm không ngừng gia tăng, tính chất và diễn biến phức tạp. Không chỉ hàng hóa tiêu dùng thông thường mà nguy hiểm hơn, nhiều thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh… cũng bị làm giả với số lượng lớn để kinh doanh online, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trong 10 tháng năm 2023, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước đây mà sau khi qua biên giới được tập kết tại các kho hàng nơi hẻo lánh, ít người qua lại hoặc nhà riêng, rồi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh; hàng hóa được chuyển đến người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
Trong khi đó, hiện nay, 99% các công ty chuyển phát giờ đây đang sống bằng vận chuyển, mua bán hàng hóa online. Các công ty chuyển phát này lại không có trách nhiệm với nguồn gốc hàng hóa, qua đó vô hình trung giúp sức, tiếp tay vào quá trình lưu thông, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng lậu.
Tổng cục Quản lý thị trường cũng thường xuyên nhận phản ánh của các đơn vị sở hữu thương hiệu lớn về tình trạng hàng giả, hàng nhái thương hiệu của họ bày bán công khai trên các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, TikTok.
Trong 10 tháng của năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra hơn 62.000 vụ việc, xử lý hơn 44.500 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 410 tỉ đồng.
Mặc dù đã tích cực vào cuộc ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, song vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại, hàng lậu vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm trên thương mại điện tử phải coi mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử là một trận địa, không gian ảo cũng như đời thật để chủ động đấu tranh, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
Thượng tá Phạm Công Hải, Phó trưởng phòng 4, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao Bộ Công an, đề xuất lực lượng quản lý thị trường, các cơ quan chức năng cần phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển, kho bãi, shipper… để "truy" ra nguồn hàng, kho bãi tập kết, phương thức thủ đoạn giao nhận, phương thức thanh toán. Ngoài ra, giữa các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp trong thu thập thông tin về các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội, website thương mại điện tử... có các loại hàng hóa nghi vấn là hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại do các đối tượng quảng cáo, đăng bán.
Theo ông Nguyễn Phương Minh, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực thương mại điện tử cần quy trách nhiệm đối với chủ sàn, chủ website trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng liên thông giữa các bộ, ngành để kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu nhằm phát hiện sớm, đấu tranh ngăn chặn.
Trong khi đó, đối với hàng hóa nhập khẩu từ biên giới vào nội địa, bà Phạm Như Hà - đại diện Cục Giám sát quản lý về Hải quan đề xuất, cần có các quy định cụ thể về định mức miễn thuế và các trường hợp được miễn kiểm tra chuyên ngành để giám sát, từng bước ngăn chặn hàng giả, hàng lậu từ biên giới vào nội địa.