Nhà ở thành phố,Đểhọcsinhviếttheocáchcủamìphân tích bài thơ câu cá mùa thu đất chật người đông, chưa kể những gia đình chỉ thuê trọ với căn phòng nhỏ xíu vừa đủ chỗ ăn ngủ, không thể nuôi chó, mèo hay bất kể con vật gì; thế nhưng khi làm văn, gần như học sinh cả lớp tiểu học đều "Nhà em có nuôi một chú chó…". Chó, mèo xuất hiện giống nhau trong nhiều bài văn. Nhà nhà nuôi chó, người người nuôi mèo trên giấy.
Có lần tôi chấm bài kiểm tra, gặp một bài ý hay, tôi cho điểm 8 và có lời khen làm bài khá hay. Thế nhưng bất ngờ thay, khi chấm một số bài tiếp theo, tôi "gặp lại" nội dung tương tự bài của em này. Hỏi ra mới biết, đó là những bài văn "đồng phục" mà em và các bạn được giáo viên "ôn tập" trước. Và những bài văn "đồng phục" còn xuất hiện nhiều hơn khi tôi chấm bài kiểm tra chung của khối.
Đọc những bài văn "đồng phục" khiến tôi buồn vô cùng khi bệnh thành tích đang đánh mất sự sáng tạo và chân thực của những cô cậu học trò. Tôi không có lý do gì để cho các bài "đồng phục" này điểm thấp vì trong quá trình làm bài kiểm tra định kỳ chung toàn khối, học sinh không phạm lỗi. Tuy nhiên trong lời nhận xét, tôi không thể dùng lời khen.
Khó có thể trách mỗi học sinh khi hiện nay nhiều trường học đo thành tích bằng kết quả các bài kiểm tra tổ chức tại trường, các kỳ thi chuyển cấp, tốt nghiệp. Thế là không ít giáo viên "chạy đua", cho các em ôn luyện bằng những bài văn một màu, vừa an toàn vừa dễ có điểm cao.
Tôi dạy học sinh nói không với văn mẫu, bỏ lối viết văn "đồng phục". Điều tôi nhận được từ học trò chính là sự thích thú học văn và các em nhận thức được văn chương không xa rời thực tế. Học văn, là khi các em được nói và viết theo cách của mỗi em.
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã đi theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Môn tiếng Việt - ngữ văn giờ đây được đưa về đúng bản chất là để phát triển năng lực đọc - viết - nói - nghe của các em. Về lý thuyết, việc học văn mẫu là vô nghĩa. Phần còn lại, xóa viết văn rập khuôn, là vai trò của giáo viên và của cả học sinh.
Ngành giáo dục cần nói không với bệnh thành tích, nói không với văn "đồng phục". Thầy cô dạy ngữ văn cần phải bứt phá, triệt tiêu văn mẫu ngay từ các lớp mình dạy. Văn học là nhân học. Phụ huynh cần dạy con viết chân thực, không viết những bài văn ảo, văn dối. Thứ văn dối này rất nguy hiểm. Viết dối, sáo rỗng từ trường học sẽ dẫn đến làm dối, thực hành dối trong trường đời.
Mỗi bài văn cần là tiếng nói, là góc nhìn riêng của chính học trò. Dạy học sinh viết những bài văn hay là điều giáo viên cần phải làm. Còn lại, cảm nhận cái hay đó tùy thuộc vào năng lực của mỗi học trò. Cảm nhận một tác phẩm văn học không thể đồng phục. Vì thế, dạy học trò viết văn "đồng phục" cho dù bất cứ lý do gì là không thể chấp nhận.